BỆNH HUYẾT ÁP THẤP
Nếu bạn hay bị chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, choáng trong thời gian ngắn thì đừng coi thường, đó có thể là dấu hiệu bạn đã mắc bệnh về huyết áp. Huyết áp cao hay huyết áp thấp, dù có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Huyết áp là gì ?
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể hoặc có thể định nghĩa là một chỉ số dùng để biểu thị khả năng bơm máu của tim ra mạch máu và kháng lực của các mạch máu, ở người bình thường thì trị số này dao động trong khoảng 90/60mmHg - 139/89mmHg( milmet thủy ngân).
Phân biệt huyết áp cao và huyết áp thấp:
Huyết áp thấp là tình trạng người có chỉ số huyết áp là 90/60 mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó, được dùng để chỉ những người có thể trạng huyết áp thấp, họ có sức khỏe tốt nhưng đo huyết áp lại thấp hơn những người cùng lứa tuổi.
Lưu ý: huyết áp thấp không phải là bệnh, bạn cần phân biệt với trường hợp tụt huyết áp. Một người huyết áp tâm thu bình thường trên 100mmHg nhưng một lúc nào đó huyết áp tâm thu giảm xuống dưới 60mmHg, thì gọi là tụt huyết áp.
Nguyên nhân của huyết áp thấp là áp lực máu không đủ để đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan, đặc biệt là não dẫn đến tình trạng xa xẩm mặt mày, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng
Huyết áp thấp dễ gây ra hiện tượng chóng mặt, choáng váng
Còn đối với huyết áp cao thì ngược lại, trị số huyết áp từ 140/90mmHg trở lên và thấp khi trị số huyết áp nhỏ hơn 90/60mmHg thường xuyên.
Huyết áp cao thường do một số nguyên nhân như chế độ ăn uống không hợp lý, béo phì, quá nhiều lượng cholesterol trong máu, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều...
Dù là huyết áp cao hay huyết áp thấp cũng đều có khả năng là nguyên nhân gây nên bệnh tai biến mạch máu não - căn bệnh để lại di chứng nặng nề. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có tỷ lệ 30% dẫn đến nhồi máu não. Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao…
Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng. Còn đối với huyết áp cao, chính là thủ phạm đầu tiên gây nên nhồi máu não, xuất huyết não và có thể gây tử vong ngay khi mới phát hiện.
Các bệnh về huyết áp cao hoặc huyết áp thấp được nghiên cứu các phác đồ điều trị lâm sàng nhưng hiện nay vẫn chưa có loại thuốc tây y nào có hiệu quả lâu dài đối với bệnh huyết áp. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên giảm muối trong chế độ ăn, không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột từ thấp sang cao và tìm một chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Ngoài ra, việc sử dụng máy đo huyết áp thương hiệu Beurer hàng ngày sẽ giúp chúng ta theo dõi và kiểm soát được huyết áp của mình một cách hợp lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét