Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

GÓC SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH
BỆNH HUYẾT ÁP THẤP



Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhiều người còn khá thờ ơ vì ko biết rằng huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Chính vì vậy, với những hiểu biết cơ bản về bệnh huyết áp thấp sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn khoa học và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ cho chính mình.
Huyết áp thấp là gì?

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh huyết áp thấp có thể bao gồm huyết áp thấp triệu chứng và huyết áp thấp tư thế…

Huyết áp thấp là khi trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20mmHg.

Theo y học cổ truyền, bệnh huyết áp thấp là do: khí huyết hư, tỳ thận hư, nhưng phổ biến nhất là khí huyết lưỡng hư. Bởi vậy, để trị huyết áp thấp có hiệu quả thì nên dùng các vị thuốc có công dụng ôn ấm, trợ dương, bổ khí, dưỡng huyết.

Huyết áp bao nhiêu được xem là huyết áp thấp?

Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20mmHg (Huyết áp trung bình là 120/80 mmHg).



Nguyên nhân bệnh huyết áp thấp:

- Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.

- Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.

- Hàm lượng hemoglobin thấp. Một ngưòi khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/ dl còn ở nữ giới là 11,5 tơi 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.

- Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.

- Khi cơ thể gặp lạnh, mưa.

- Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp.

Triệu chứng lâm sàng của người bị huyết áp thấp

Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi.

Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân.

Suy giảm khả năng tình dục

Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.

Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.


Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Đây là một trạng thái bệnh lý thường gặp, xuất hiện cả ở nam giới lẫn nữ giới, ở lứa tuổi dậy thì và người cao tuổi. Theo thống kê cho thấy, nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não.

Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng. Chính vì vậy người bị  huyết áp thấp không nên chủ quan, coi thường bệnh.
GÓC SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH
BỆNH HUYẾT ÁP THẤP



Có một số người không nhỏ thường xuyên bị huyết áp thấp. Đó là không kể những bệnh nhân bị hạ huyết áp đột ngột phải vào cấp cứu. Vậy hạ huyết áp có nguy hiểm hay không?
Triệu chứng huyết áp thấp

Nhiều người bị huyết áp thấp thường có triệu chứng choáng váng, chóng mặt, mặt xanh khó chịu bứt rứt trong người. Thường các triệu chứng này hay đi kèm với các triệu chứng của các bệnh nền gây tụt huyết áp như: tiêu chảy, đau bụng, sốt cao, lạnh run hay các bệnh mạn tính khác như viêm phế quản mạn, xơ gan, suy tim, ung thư, đái tháo đường…

Các triệu chứng này có khi khá rầm rộ trong những trường hợp huyết áp thấp cấp tính làm bệnh nhân rất mệt mỏi và phải nhập viện ngay. Nhưng cũng có khi rất khiêm tốn chỉ hoa mắt chóng mặt thoáng qua, hay chỉ hơi khó chịu trong cơ thể một chút đối với những người huyết áp thấp mạn tính.



Triệu chứng của huyết áp thấp ( ảnh minh họa )

Việc phát hiện các triệu chứng như trên không khó, bệnh nhân sẽ là người nói cho thầy thuốc biết tất cả những triệu chứng này. Dù thế nào đi chăng nữa việc chẩn đoán xác định chắc chắn có phải huyết áp thấp hay không phải do người thầy thuốc tiến hành bằng cách đo huyết áp ở tư thế nằm và khám nhằm phát hiện ra các triệu chứng đi kèm. Việc khám bệnh kỹ càng, đo huyết áp đúng phương pháp, hỏi bệnh nhân sẽ giúp cho thầy thuốc có chiến lược điều trị có hiệu quả.

Cần phải lưu ý kỹ vì có rất nhiều triệu chứng giống như vậy nhưng bệnh nhân lại bị cao huyết áp, nên vai trò của việc đo huyết áp là rất quan trọng.



Máy đo huyết áp Beurer - sự lựa chọn của chất lượng

Nguyên nhân nào dẫn đến huyết áp thấp?

Nguyên nhân gây huyết áp thấp thì khá nhiều, nhưng cũng có khi chẳng có nguyên nhân nào cả. Thường những người huyết áp thấp có thể trạng gầy, xanh xao một chút. Phần nhiều là những cô gái trẻ có cảm xúc nhạy cảm trong cuộc sống

Các nguyên nhân gây huyết áp thấp có thể là một bệnh cấp tính gây mất dịch trong cơ thể như tiêu chảy nhiều, ói mửa nhiều, say rượu… Nhưng có một số người hay bị hạ huyết áp tư thế. Họ bị hoa mắt chóng mặt khi đang nằm mà ngồi dậy, hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Tình trạng này hay xảy ra vào buổi sáng sớm và không có nguyên nhân nào rõ rệt. Bệnh nhân chỉ cảm thấy hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh và vã mồ hôi. Các triệu chứng này chỉ kéo dài vài phút rồi hết và thực ra nó không hề gây tử vong cho bệnh nhân nhưng gây khó chịu cho người bệnh và làm giảm đi chất lượng của cuộc sống.

Huyết áp thấp: Khi nào thì nguy hiểm?

Trong những trường hợp này, người bệnh nếu không được khám kỹ và tư vấn tốt thường rất hoang mang. Họ có thể đi khám rất nhiều thầy thuốc, nhiều khi cũng không chẩn đoán được vì khi đến khám bệnh huyết áp của họ hoàn toàn bình thường. Chính vì vậy ho nghi ngờ tất cả, nghi ngờ cả thầy thuốc và hệ thống y tế.

Vậy thế nào là huyết áp bình thường?

Huyết áp chính là áp lực của dòng máu trong hệ thống động mạch. Chính nhờ sự chuyển động của dòng máu này mà các tế bào của cơ thể nhận được oxy và các chất dinh dưỡng để duy trì họat động của sự sống. Huyết áp được duy trì nhờ áp lực co bóp của cơ tim còn gọi là cung lượng tim, thể tích máu trong cơ thể và độ co giãn của thành động mạch. Khi một trong các yếu tố trên bị rối loạn, bệnh nhân có thể bị cao huyết áp hay hạ huyết áp

Huyết áp trung bình của mỗi người dao động trong khoảng từ 110 - 120mmHg đối với huyết áp tối đa và từ 70 - 80mmHg với huyết áp tối thiểu. Khi huyết áp tối đa dưới 100mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg, bệnh nhân rơi vài tình trạng hạ huyết áp. Có hai tình trạng hạ huyết: hạ huyết áp cấp hay xảy ra với những bệnh nhân cấp cứu vì chấn thương gây mất máu nhiều, tiêu chảy mất nước, suy tim hay bị bệnh nội khoa khác.

Những bệnh nhân này phải được nhập viện cấp cứu và tùy theo nguyên nhân gây hạ huyết áp mà thầy thuốc cho chỉ định điều trị phù hợp: truyền dịch, truyền máu, thuốc vận mạch hay thuốc trợ tim…

Hạ huyết áp mạn tính: ở những người này huyết áp thường xuyên thấp hơn 100mmHg đối với huyết áp tối đa. Bệnh nhân có thể có hoặc không có bất kỳ một sự khó chịu nào. Rất nhiều người chỉ phát hiện tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ hay được đo huyết áp khi đi khám một bệnh nào khác không liên quan đến tim mạch.

Hạ huyết áp: có nguy hiểm không ?

Bệnh nhân rơi vào tình trạng hạ huyết áp cấp thì rất nguy hiểm và cần được nhập bệnh viện để điều trị trong phòng săn sóc đặc biệt. Truyền dịch và máu cũng như các dung dịch thay thế máu là phương pháp điều trị đầu tiên được áp dụng cho hầu hết các bệnh nhân.

Còn tình trạng hạ huyết áp mạn tính thì hầu như không có gì là quá nguy hiểm cả. Thậm chí có ngưới còn cho rằng: những người bị huyết áp thấp còn sống thọ hơn những người có huyết áp bình thường. Và thực tế trong thực hành bệnh viện hàng ngày, chúng tôi cũng như nhiều thầy thuốc khác cũng có chung một nhận định như vậy.

Những người thực sự bị huyết áp thấp mạn tính thường phàn nàn với mọi người và với thầy thuốc là hay buồn ngủ, mỏi mệt, chóng mặt, hoa mắt hoặc thỉnh thoảng bị ngất xỉu. Đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột. Các triệu chứng này xuất hiện do giảm lưu lượng máu ở não, tim, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.

Tình trạng hạ huyết áp mạn tính hay xảy ra ở những người làm việc quá sức, bị stress, rối loạn nội tiết, suy dinh dưỡng, đái tháo đường hay bị bệnh thần kinh ngoại vi… Do đó, nếu tình trạng hạ huyết áp mạn tính kéo dài và gây nhiều khó chịu, thậm chí phải nhập bệnh viện cấp cứu thì nên đi khám ở những thầy thuốc chuyên khoa tim mạch và nội tiết để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị triệt để.


Làm việc quá sức và căng thẳng dễ dẫn đến hạ huyết áp 

Phòng ngừa hạ huyết áp

Quan trọng nhất là đừng để mắc các bệnh cấp tính làm mất dịch nhiều như tiêu chảy, nôn ói. Không uống quá nhiều rượu, có chế độ ăn hợp lý chứ đừng ăn kiêng thái quá, nhất là ở một số trường hợp nhịn ăn uống để giảm cân nặng ở một số phụ nữ trẻ Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột nhất là buổi sáng khi mới thức dậy. Hạn chế uống rượu bia và việc sử dụng các chất kích thích khác gây tổn hại cho hệ thần kinh.

Tránh stress, cân bằng về tâm lý, với một số người bị huyết áp thấp vô căn có thể tập dưỡng sinh, Yoga đúng cách rất có lợi cho sức khỏe và hệ tuần hoàn. Có một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi. Không để đói bụng quá, ngủ đủ và tập thể dục thường xuyên. Chữa trị tốt những bệnh mạn tính mà mình đã mắc phải như đái tháo đường, suy gan, viêm phế quản mạn tính… Nên khám sức khỏe định kỳ với những người trên 40 tuổi với 2 lần trong năm để điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể có thể dẫn đến huyết áp thấp bất ngờ.

Chế độ ăn cũng quan trọng

Nên ăn các loại thức ăn giàu năng lượng và giàu vitamin cũng như các yếu tố vi lượng như: vitamin A, kẽm, magne… Có người cho rằng, bệnh nhân nên ăn mặn một chút để làm tăng khối lượng tuần hoàn trong cơ thể nhờ tác dụng giữ nước của muối. Tuy nhiên, cũng rất nguy hiểm vì sẽ gây tăng huyết áp khi nằm.

Việc uống đủ nước, nhất là khi trời nắng nóng cũng góp phần làm giảm nguy cơ hạ huyết áp ở một số người.

Và một điều rất quan trọng mà nhiều người trong chúng ta không mấy quan tâm, đó là nên đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện những trục trặc về sức khỏe để có hướng điều chỉnh ngay từ lúc đầu. Đây là khuynh hướng mới nhằm phòng bệnh tật trong một xã hội hiện đại.

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

GÓC SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH
BỆNH HUYẾT ÁP THẤP

Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực...
Theo Tổ chức Y tế thế giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh nhân được coi là huyết áp thấp khi trị số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg (milimét thuỷ ngân) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg.

Có hai loại: huyết áp thấp tiên phát (do thể trạng) và huyết áp thấp thứ phát (do các bệnh lý khác).

Những người huyết áp thấp thường có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất.

Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực...

Để điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát.

Dưới đây là một số bài thuốc dành cho người bị huyết áp thấp:

Bài 1: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Tất cả sắc với nước uống ngày 2 lần.



Bài 2: Ngũ vị tử 25g, nhục quế 15g, quế chi 15g, cam thảo 15g. Sắc nước uống ngày 2 - 3 lần, uống một đợt từ 3-7 ngày. Khi huyết áp tăng lên bình thường thì uống tiếp một đợt từ 3-6 ngày nữa.

Bài 3: Thục địa 12g, trích cam thảo 6g, bạch truật 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, phục linh 12g, đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 16g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.



Bài 4: Nhân sâm tán bột 25 g, tử hà sa (tán bột) 50 g. Trộn với mật ong, mỗi lần uống từ 3 đến 5 g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trưa.



Bài 5: Đảng sâm 15g, mạch môn 9g, ngũ vị tử 5g, hoàng kỳ 15g, nhục quế 2-4g, trích cam thảo 9g, phù tiểu mạch 30g, táo 5 quả. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần

Bài 6: Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh. Rửa sạch gừng thái lát, cho vào nồi, cho thêm 1 cốc nước lã, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 cốc thì đập trứng gà vào khuấy đều, đun tiếp 2 phút. Sau đó bắc ra ăn nóng, ngày 1 lần, ăn liền trong 5 ngày.

GÓC SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH
BỆNH HUYẾT ÁP THẤP



Huyết áp thấp là một bệnh lý thường gặp, xuất hiện cả ở nam giới lẫn nữ giới, ở lứa tuổi dậy thì và người cao tuổi. Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng tăng.

Thế nào là huyết áp thấp?

Một người đựơc coi là huyết áp bình thường nếu như huyết áp đo được ở mức khoảng 120/80 mmHg. Thông thường huyết áp có thể dao động giữa 110-120 (tâm thất) và 70-80 (tâm thu). Người bị coi là huyết áp thấp nếu như huyết áp dưới mức 65 (tâm thu).



Huyết áp thấp gặp ở những người làm việc nhiều và căng thẳng 

Những điều bạn nên biết về huyết áp thấp
Nguyên nhân của bệnh?

- Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.

- Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.

- Hàm lượng hemoglobin thấp. Một người khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/ dl còn ở nữ giới là 11,5 tơi 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.

- Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.

- Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp.

Triệu chứng lâm sàng của người bị huyết áp thấp?

- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi.

- Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân.

- Suy giảm khả năng tình dục

- Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.

- Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.



Đau đầu, chóng mặt là những biểu hiện thường thấy nhất khi bị huyết áp thấp

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Đây là một trạng thái bệnh lý thường gặp, xuất hiện cả ở nam giới lẫn nữ giới, ở lứa tuổi dậy thì và người cao tuổi. Theo thống kê cho thấy, nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não. Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng. Chính vì vậy người bị huyết áp thấp không nên chủ quan, coi thường bệnh.

Khắc phục huyết áp thấp như thế nào?

Để khắc phục huyết áp thấp cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp, từ đó có những biện pháp áp dụng phù hợp.

1. Nếu bị Huyết áp thấp do suy giảm hoạt động của tuyển giáp, bạn nên đến bác sỹ thăm khám, xét nghiệm máu để phát hiện ra nguyên nhân, bác sỹ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách thấu đáo.

2. Trường hợp bị Huyết áp thấp không do nguyên nhân trên, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

- Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

- Nên ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày).

- Ngủ đủ giấc và đủ thời gian cũng góp phần quan trọng vào việc khắc phục cũng như phòng ngừa chứng cao huyết áp.

- Luyện tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ, dưỡng sinh, Yoga…

- Thường xuyên dùng các loại trà để hỗ trợ nâng cao huyết áp.

- Thường xuyên đo và theo dõi huyết áp của mình tại nhà, hoặc các phòng khám bệnh.





Máy đo huyết áp bắp tay Beurer BM26 - thương hiệu chất lượng hàng đầu châu Âu






Máy đo huyêt áp điện tử cổ tay cảm ứng Beurer BC58
GÓC SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH
BỆNH HUYẾT ÁP THẤP




Nấm linh chi là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có rất nhiều người thắc mắc về việc người bị huyết áp thấp có sử dụng nấm linh chi được hay không?
Khi uống nấm linh chi có thể xuất hiện các biểu hiện của hạ huyết áp, vã mồ hôi, mệt mỏi... Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay, người dùng nấm linh chi không phân biệt huyết áp cao hay thấp.

Nấm linh chi có tác dụng điều hòa huyết áp, tức là đối với những ai bị cao huyết áp thì sẽ dần điều hòa huyết áp bình thường, còn đối ai bị huyết áp thấp thì cũng sẽ điều hòa về mức cân bằng bình thường. Có chăng, thời gian đầu uống nấm một vài người có biểu hiện trên do liều lượng chưa hợp lý. Vì thế, mấy ngày đầu uống nên dùng theo hướng thăm dò từng liều lượng phù hợp với cơ địa bản thân. Đối với những ai bị huyết áp thấp thì nên uống loãng không uống đậm đặc.

Theo đó, mỗi ngày chỉ uống từ 10 - 15g dạng thái lát hoặc bột. Trường hợp bị ngộ độc cấp tính ở gan có thể uống nhiều hơn, thậm chí từ 200 - 300g/ngày. Có hai cách để chế biến nấm linh chi lấy nước là nấu và hãm.

Đối với nấu, thời gian sôi chỉ từ 5 - 10 phút, bỏ bã lấy nước uống. Với thời gian trên của nhiệt sôi, các tinh chất trong nấm sẽ được trích ly ra hết.

Còn trường hợp hãm bằng nước nóng từ 70 - 80o, số lần dùng lại có thể tăng từ 2 - 3 lần để đảm bảo hết chất có trong bã.




Dùng nấm linh chi để thay nước uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe

Trong thành phần của linh chi có chứa nhiều axit amin và các khoáng tố vi lượng đủ loại, trong đó một số khoáng tố như germanium, vanadium, crôm... Các khoáng tố này giúp trẻ hóa tế bào, an thần, giải độc, bảo vệ tế bào gan, giúp khí huyết lưu thông, chữa huyết áp cao, xơ mỡ động mạch, chống dị ứng, lão hóa, lợi tiểu...

Ngoài ra, trong các tài liệu nói về nấm linh chi, các nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu chưa chỉ ra loại thảo dược này có chứa độc tố, không thể dùng trong trường hợp cụ thể. Vì vậy, nếu có điều kiện người dùng hoàn toàn có thể sắc linh chi với nước sôi uống thay nước hằng ngày, dùng lâu dài mà không có độc hay bất kỳ phản ứng phụ nào.
GÓC SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH
BỆNH HUYẾT ÁP THẤP



Nếu so sánh với huyết áp cao, huyết áp thấp không dẫn tới tình trạng tai biến mạch máu não, nghẽn tắc cơ tim, nên bệnh nhân thường chủ quan tới căn bệnh này. Tuy nhiên rất ít người biết được huyết áp thấp cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không kém.
Xét về mặt số lượng và mức độ nguy hiểm thì huyết cao có nghiêm trọng hơn huyết áp thấp, song điều đó không đồng nghĩa với việc huyết áp thấp không nguy hiểm và không cần phải đề phòng bởi huyết áp thấp cũng gây ra những biến chứng không hề nhẹ:

Huyết áp thấp ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân:

- Bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần khiến hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, não, tim, thận bị ngưng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng từ cơ thể không kịp tự điều chỉnh khiến cho các bộ phận này bị tổn thương.

- Những bệnh nhân có đặc thù công việc đặc biệt như lái xe, những công nhân vận hành máy móc, làm việc trên cao cần hết sức chú ý, khi tụt huyết áp bệnh nhân có thể gặp những tai nạn kèm theo do không kiểm soát được bản thân. Các trường hợp ngất xỉu đột ngột có thể gây ra tai nạn hoặc nặng hơn nữa là tử vong.

- Huyết áp càng thấp sẽ dẫn tới tình trạng giảm hoặc mất trí nhớ. Huyết áp tâm trương dưới 70mgHg thì có khả năng bị mất trí nhớ rất cao. Đặc biệt hơn là, huyết áp giảm 10 mmHg thì có nguy cơ bị mất trí tăng 20%. Và những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong vòng hai năm thì sẽ có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp hai lần.

- Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm cho nhịp tim nhanh hơn, gây choáng và ngất. Người tụt huyết áp cấp có thể gây sốc. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những tai biến như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí tử vong.

- Nếu tình trạng huyết áp thấp không được điều trị sớm nó còn làm cho các cơ quan như gan, tim phổi bị suy yếu nhanh chóng.

- Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh huyết áp thấp có thể gây nên tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim… thậm chí còn ảnh hưởng tới tính mạng.Biến chứng của huyết áp thấp

Những tai biến nguy hiểm của huyết áp thấp:

Nhiều trường hợp tụt huyết áp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, đặc biệt là nhồi máu não. Khiến bệnh nhân có thể mất trí nhớ, hôn mê, và có thể dẫn tới tử vong.

10-15% : huyết áp tháp cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tai biến mạch máu não.

30% số người bị huyết áp thấp dẫn tới bị nhồi máu não rất nguy hiểm
.
20% số còn lại bị nhồi máu cơ tim

Còn lại là các biến chứng khác

Khuyến cáo :

Bạn nên kiểm tra huyết áp của mình hàng ngày để có thể kiểm soát và chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

GÓC SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH
BỆNH HUYẾT ÁP THẤP



Nếu bạn hay bị chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, choáng trong thời gian ngắn thì đừng coi thường, đó có thể là dấu hiệu bạn đã mắc bệnh về huyết áp. Huyết áp cao hay huyết áp thấp, dù có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Huyết áp là gì ?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể hoặc có thể định nghĩa là một chỉ số dùng để biểu thị khả năng bơm máu của tim ra mạch máu và kháng lực của các mạch máu, ở người bình thường thì trị số này dao động trong khoảng 90/60mmHg - 139/89mmHg( milmet thủy ngân).

Phân biệt huyết áp cao và huyết áp thấp:

Huyết áp thấp là tình trạng người có chỉ số huyết áp là 90/60 mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó, được dùng để chỉ những người có thể trạng huyết áp thấp, họ có sức khỏe tốt nhưng đo huyết áp lại thấp hơn những người cùng lứa tuổi.

Lưu ý: huyết áp thấp không phải là bệnh, bạn cần phân biệt với trường hợp tụt huyết áp. Một người huyết áp tâm thu bình thường trên 100mmHg nhưng một lúc nào đó huyết áp tâm thu giảm xuống dưới 60mmHg, thì gọi là tụt huyết áp.

Nguyên nhân của huyết áp thấp là áp lực máu không đủ để đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan, đặc biệt là não dẫn đến tình trạng xa xẩm mặt mày, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng




Huyết áp thấp dễ gây ra hiện tượng chóng mặt, choáng váng 

Còn đối với huyết áp cao thì ngược lại, trị số huyết áp từ 140/90mmHg trở lên và thấp khi trị số huyết áp nhỏ hơn 90/60mmHg thường xuyên.

Huyết áp cao thường do một số nguyên nhân như chế độ ăn uống không hợp lý, béo phì, quá nhiều lượng cholesterol trong máu, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều...

Dù là huyết áp cao hay huyết áp thấp cũng đều có khả năng là nguyên nhân gây nên bệnh tai biến mạch máu não - căn bệnh để lại di chứng nặng nề. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có tỷ lệ 30% dẫn đến nhồi máu não. Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao…

Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng. Còn đối với huyết áp cao, chính là thủ phạm đầu tiên gây nên nhồi máu não, xuất huyết não và có thể gây tử vong ngay khi mới phát hiện.

Các bệnh về huyết áp cao hoặc huyết áp thấp được nghiên cứu các phác đồ điều trị lâm sàng nhưng hiện nay vẫn chưa có loại thuốc tây y nào có hiệu quả lâu dài đối với bệnh huyết áp. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên giảm muối trong chế độ ăn, không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột từ thấp sang cao và tìm một chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Ngoài ra, việc sử dụng máy đo huyết áp thương hiệu Beurer hàng ngày sẽ giúp chúng ta theo dõi và kiểm soát được huyết áp của mình một cách hợp lý.